Tủ bếp là một phần không thể thiếu đối với mỗi không gian bếp và mỗi gia đình chúng ta. Nhưng đa phần mọi người đều không phải dân chuyên nên khá băn khoăn và loay hoay khi phải chọn tủ bếp, không biết nên mua loại tủ nào? Chất liệu gì thì phù hợp? Tủ ghi thế này là nghĩa làm sao? Tủ này giá rẻ liệu có bền không? Đó là những câu hỏi mà đa phần những người đi mua tủ bếp muốn tìm hiểu và làm rõ. Sau bài viết này bạn sẽ có thể tự trả lời câu hỏi đó.
Các loại tủ bếp đang được ưa chuộng hiện nay
Đầu tiên là các bạn tham khảo một số loại tủ bếp đang được ưa chuộng và nhiều người tin dùng hiện nay. Rồi sau đó mình đi đến chi tiết từng loại.
- Tủ Bếp Gỗ Xoan Đào
- Tủ Bếp Gỗ Sồi Nga
- Tủ Bếp Gỗ Sồi Mỹ
- Tủ bếp gỗ công nghiệp
- Tủ bếp Laminate
- Tủ bếp Acrylic
So sánh về giá
Tủ bếp gỗ xoan đào > Tủ bếp gỗ sồi Nga > Tủ bếp gỗ sồi Mỹ > Tủ bếp Acrylic > Tủ bếp Laminate > Tủ bếp gỗ công nghiệp
Về chất lượng
Cái này thì để tự các bạn đánh giá nhé và xem cái nào hợp với mình nhé! Mình sẽ nêu ưu nhược điểm của nó thôi.
Tủ bếp gỗ xoan đào:
- Ưu điểm: là tủ bếp được làm từ gỗ xoan đào sản phẩm gỗ tự nhiên ở tại nước ta, nên nó sẵn có đã thích hợp phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, cái thời tiết mà gỗ dễ mục và nứt, sau khi được xử lý thì gỗ xoan đào có thể xử lý được hoàn toàn vấn đề ẩm, mối mọi. Vẫn gỗ dạng nước nhìn rất đẹp, bền.
- Nhược điểm: Đặc tính gỗ xoan đào với tâm gỗ không có khả năng kháng sâu và dát gỗ thường dễ bị các loại mọt tấn công. Tâm gỗ không thấm chất bảo quản, nhưng dát gỗ lại hoàn toàn thấm được chất này. Mặc dù với những nhược điểm nhất định, nhưng khi được xử lý kỹ thuật tốt thì sản phẩm tủ bếp gỗ xoan đào sẽ có khả năng chống ẩm và chống mối mọt rất tốt.
Tủ bếp gỗ sồi:
Tủ bếp gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ có đặc điểm tương tự nhau chỉ khác một chút về nơi nhập khẩu còn về cơ bản là nó giống nhau. Gỗ sồi gồm có 2 loại là gỗ sồi trắng (White oak) và gỗ sồi đỏ (Red oak)
- Ưu điểm:
- Có kết cấu chắc chắn với đặc tính nhẹ và chịu lực tốt.
- Thân gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước và có độ bám đinh, ốc vít tốt.
- Bề mặt gỗ Sồi rất đẹp với dạng vân núi hoặc sọc thẳng, cùng những dát gỗ màu vàng nhạt.
- Có nhiều lựa chọn về màu sắc tủ bếp vì gỗ sồi có thể nhuộm màu sáng tối tùy thích.
- Gỗ sồi chịu được độ ẩm cao, ít cong vênh nứt nẻ trong điều kiện khí hậu của Việt Nam.
- Nhược điểm:
Gỗ Sồi có nhiều mắt đen (mắt chết) nên việc lựa chọn gỗ khá mất thời gian và độ hao phí gỗ cũng nhiều hơn những loại gỗ khác Vì có kết cấu chắc chắn nên gỗ sồi thường có độ rỗng ít nên việc sấy gỗ và xử lý gỗ mất rất nhiều thời gian. Bề mặt và cấu tạo vân gỗ khá thô nên việc xử lý bề mặt trước khi thi công tủ bếp khá phức tạp.
Tủ bếp Acrylic và tủ bếp laminate
2 sản phẩm tủ này đều là gỗ công nghiệp nhưng có vật liệu dán trên bề mặt khác nhau.
- Tủ bếp Acrylic có bề mặt dán bằng vật liệu Acrylic. Từ Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Các dẫn xuất acrylic được thêm vào để tạo ra một loại vật liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Tại Việt Nam thì chúng ta thường gọi chung chung là Mica. Nhưng thực chất thì Acrylic là tên gọi của loại khoáng vật và có ý nghĩa là lấp lánh, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên của nó.
- Tủ bếp Laminate về độ bền nó thuộc loại “nồi đồng cối đá” nhất trong tất cả các vật liệu bề mặt của gỗ công nghiệp gồm: MFC (Melamine), sơn bệt, veneer, laminate và Acrylic. Nó chịu được nước, trầy xước va đập và đặc biệt là chịu nhiệt. Ví dụ như bạn có 1 cái bàn có bề mặt là laminate mà chẳng may hút thuốc để rơi điếu thuốc ra bàn thì nó không có dấu vết gì để lại trên mặt bàn của bạn.
2 mẫu tủ bếp này khá bền và tương tự giống nhau chỉ khác 1 chút là Acrylic thì nhìn sáng và nhẵn hơn Laminate, tuy nhiên thì Acrylic lại ít mẫu mã hơn laminate.
Tủ bếp gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp gồm 2 nhóm chính: MDF và MFC.
Gỗ MFC
Nguyên liệu làm nên Gỗ công nghiệp MFC là gỗ rừng trồng. Các loài cây thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su được khai thác rồi đưa về nhà máy với dây chuyền sản xuất chế biến hiện đại. Người ta băm nhỏ cây gỗ này thành các dăm gỗ, kết hợp với keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ. Lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.
Gỗ MDF
Tương tự với MFC, các cây gỗ được đưa vào máy nghiền nát ra như bột rồi gia công ép lại thành tấm kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm.Gỗ công nghiệp MDF và MFC chất lượng hàng đầu thế giới xuất sứ từ CHLB Đức và Malaysia, với các ưu điểm vượt trội như: khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định, khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó. Gỗ MDF và MFC có các hình thức cao cấp hơn là gỗ MFC chống ẩm, gỗ MDF chống ẩm và HDF chịu nước. Biểu hiện bằng mắt thường dễ dàng nhận diện là lõi gỗ của các sản phẩm cao cấp này thường có màu xanh. Các dòng gỗ cao cấp này thường được sử dụng cho các vị trí ẩm ướt như tủ lavabo, tủ bếp, tủ phòng xông hơi, vách ngăn toilet,…
Giờ các bạn đã biết hết ưu nhược điểm của từng cái hãy tự lựa chọn cho mình một mẫu mã thích hợp với điều kiện của mình nhé!
Đăng nhận xét