Để cho quá trình học tiếng Anh nhất là với những người mới bắt đầu có thể đạt được một kết quả tốt và như mong muốn, thậm chí là hơn mong muốn của mình thì bạn cần phải có những kinh nghiệm học của người đi trước và một định hướng rõ ràng cụ thể, bám sát mục tiêu để có thể không bị xao nhãng việc học dẫn đến chán nản. Dưới đây là một số những chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu của chúng tôi.
Kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới
Chia sẻ những kinh nghiệm học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Ở đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm tốt và không tốt của các bạn học viên đã từng mắc phải.
1. Mục tiêu
Việc đầu tiên là bạn cần phải xác định được mục tiêu của mình học tiếng Anh để làm gì? Học để thăng chức, học để biết thêm, học để có chứng chỉ, hay học để có thể giao tiếp, thậm chí là để tán gái hay tán trai tây...Tất cả đều là lý do chính đáng học tiếng Anh nhưng cần phải có lý do thì bạn mới biết được là nên học theo hướng nào thì mình sẽ có kết quả tốt nhất, đồng thời nó cũng là động lực cho bạn, khi đang mải chơi, hay đang không muốn học, bạn hãy nhớ lại cái đó để lấy lại tinh thần cho mình. Ngoài ra biết được mục tiêu từ đó bạn có thể tìm trung tâm, hay thầy cô giáo chuyên về cái mình đang định hướng.
2. Kế hoạch
Đây chính là phần khiến nhiều người bị chán hay đã cố gắng học nhưng thấy không có kết quả và bỏ do không có lộ trình, kế hoạch để biết liệu cố gắng của mình đã đủ chưa. Ví dụ bạn muốn đi từ Hà Nội về đến Hải Dương khoảng cách khoảng 80km, bạn muốn đi bằng xe máy trong vòng 70 phút, điều này hoàn toàn có thể làm được, nhưng bạn cần phải biết đường và đoạn đường nào không bị tắc, và trong khoảng thời gian 20 phút, 30 phút bạn đang phải ở đâu. Bạn chỉ cần đúng lộ trình, đi đúng cách thì không cần quá vất vả mà vẫn đạt được mục đích của mình như mong muốn, nhưng bạn không vạch được từng ngày phải làm gì, cứ học, học, học, chưa chắc hẳn đã là đúng cách, vất vả mà không có kết quả thì nản trí là đương nhiên, ai cũng vậy.
Nên trước khi học hãy xác định mỗi ngày mình cần phải học gì? Và nếu như thế học như thế thì trong 1 tháng, 2 tháng ... đạt được gì? Mình có hài lòng với kết quả đó không? Không thì phải tăng thời gian học lên, cố gắng từng ngày đi đến từng mốc ngắn bạn sẽ thấy cả lộ trình học của mình lúc nào cũng hăng hái giữ được lửa.
3. Phương pháp
Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe.
4. Thực hiện
Giờ lộ trình đã có, phương pháp học cũng đã có, bạn hãy thực hành nó từng ngày. Chắc chắn bạn sẽ có kết quả như mong muốn.
Một số chú ý khi học tiếng Anh
- Đừng biến nó thành tiếng Việt, bạn hãy quên tiếng Việt đi nó khác nhau nhiều về cách phát âm, đừng cố biến nó giống một từ nào đó trong tiếng Việt để phát âm cho dễ, như vậy sẽ dẫn đến phát âm sai,
- Ghi nhớ từ vựng mỗi ngày. Cái này cũng rất quan trọng bạn hãy học theo chủ đề và viết các từ mới dán những chỗ bạn thường thấy để bạn có thể thấy và đọc nó mỗi ngày và tự dưng bạn sẽ nhớ.
- Ngại nói tiếng Anh. Một trong những rào cản khiến quá trình học của bạn lâu hơn hay không có kết quả đó là ngại nói tiếng Anh, sợ mình nói sai, nói không đúng cấu trúc nên không dám nói, bạn đừng ngại cứ nói đi, sai rồi sửa mình mới tiến bộ nhanh được.
- Giao tiếp hàng ngày. Hãy kiếm cho mình một môi trường như bạn bè hay một nhóm để có thể nói tiếng Anh thường xuyên.
Đăng nhận xét